Từ năm 2010 đến nay, Việt Nam đã liên tục đứng trong top 20 quốc gia có số người dùng Internet lớn nhất thế giới với tỷ lệ hơn 30% dân số. T...
Từ năm 2010 đến nay, Việt Nam đã liên tục đứng trong top 20 quốc gia có số người dùng Internet lớn nhất thế giới với tỷ lệ hơn 30% dân số. Theo các chuyên gia, với giá cước Internet ngày càng rẻ, số lượng người dùng Internet sẽ còn tăng mạnh hơn nữa.
>> Những nước có quy định khắc nghiệt nhất về Internet
>> ZingMe và Go.vn sẽ xây kho ứng dụng kiểu Google Play
>> Nghi vấn 80% click chuột vào quảng cáo của Facebook là ảo
>> “Thần kinh không bình thường nếu không dùng Facebook”?
>> Những nước có quy định khắc nghiệt nhất về Internet
>> ZingMe và Go.vn sẽ xây kho ứng dụng kiểu Google Play
>> Nghi vấn 80% click chuột vào quảng cáo của Facebook là ảo
>> “Thần kinh không bình thường nếu không dùng Facebook”?
Do giá cước Internet ngày càng rẻ, nhất là cước 3G cùng với sự giảm giá của smartphone, lượng người dùng Internet sẽ còn tăng mạnh hơn nữa trong thời gian tới. Ảnh: Internet. |
Đứng thứ 8 trong khu vực Châu Á
Theo thống kê của Trung tâm số liệu Internet quốc tế, Việt Nam xếp hạng 18 trên 20 quốc gia có số người dùng Internet lớn nhất thế giới trong quý I/2012. Cụ thể, tính tới thời điểm ngày 31/3/2012, Việt Nam có 30.858.742 người dùng Internet, chiếm tỉ lệ 34,1% dân số Việt Nam và bằng 1,4% dân số thế giới. So với các quốc gia khác, Việt Nam có số lượng người dùng Internet nhiều thứ 8 trong khu vực Châu Á và đứng vị trí thứ 3 ở khu vực Đông Nam Á (sau Indonesia và Philippines). Nếu so với lượng người dùng Internet ở Việt Nam vào trước năm 2000 chỉ ở mức 200.000 người, sau 12 năm, số lượng người dùng Internet Việt Nam đã tăng khoảng hơn 15 lần.
Trao đổi với phóng viên ICTnews, ông Trần Minh Tân, Phó Giám đốc Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) cho biết, trong những năm gần đây, Việt Nam có tốc độ phát triển Internet nhanh với nhiều loại hình dịch vụ truy cập Internet đa dạng, vì thế số người sử dụng các dịch vụ này đan xen lẫn nhau, một người có thể sử dụng nhiều loại hình truy cập Internet và ở nhiều nơi, các hộ gia đình, các tổ chức cũng có sự thay đổi lựa chọn đa dạng dịch vụ kết nối với chất lượng, băng thông khác nhau thay vì chỉ kết nối ADSL truyền thống. Vì thế, Việt Nam đã liên tục trong top 20 những quốc gia có người sử dụng Internet nhiều nhất từ năm 2010 (đứng vị trí 20).
Ông Vũ Thế Bình, Tổng Giám đốc Công ty Netnam cho rằng, trong hoàn cảnh kinh tế khó khăn như hiện nay, việc Việt Nam đứng thứ 18/20 quốc gia có số người dùng Internet lớn nhất thế giới là một điều đáng tự hào, nhất là khi Việt Nam hiện đứng số 13 thế giới về dân số.
Ngoài ra, khi giá cước Internet đang rất rẻ, nhất là giá cước 3G và sự phổ biến nhanh chóng của điện thoại di động, số người sử dụng Internet của Việt Nam còn tăng nữa trong thời gian tới.
Chỉ tiêu phát triển theo Dự thảo Quy hoạch phát triển Viễn thông quy định rõ, đến năm 2015, Internet băng rộng cố định sẽ đạt từ 6-8 thuê bao/100 dân (tăng lên 15-20 thuê bao/100 dân đến 2020), tỷ lệ thuê bao di động 20-25 thuê bao/100 dân (35-40 thuê bao/100 dân vào 2020), tỷ lệ hộ gia đình có truy cập Internet ở mức 15-20% (35-40% năm 2020), tỷ lệ người sử dụng Internet đạt 35-40% (45-50% vào 2020). Tốc độ tăng trưởng viễn thông đạt khoảng 1,5-2 lần tốc độ tăng trưởng của GDP (giảm xuống chỉ còn 1,2-1,5 đến 2020)...
Sẽ có sự điều chỉnh lại cách thống kê người dùng Internet
Cũng theo ông Bình, chúng ta cũng cần phải chú ý kiểm tra lại công thức tính toán số liệu người sử dụng Internet bởi vì cách thức quy đổi thuê bao theo hệ số mà VNNIC đang áp dụng hiện nay có thể sẽ có sự tính lặp thuê bao, do một người có thể dùng cả Internet cố định và Internet di động. Bởi vì, khi tính toán số liệu càng chính xác thì việc hoạch định chính sách của cơ quan nhà nước cũng như kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp sẽ càng phù hợp.
Cùng quan điểm, ông Tân cho biết, do xu thế chung, nên một người có thể sử dụng nhiều loại hình truy cập Internet và ở nhiều nơi, các hộ gia đình, các tổ chức cũng có sự thay đổi lựa chọn đa dạng dịch vụ kết nối với chất lượng, băng thông khác nhau thay vì chỉ kết nối ADSL truyền thống như trước.
Vì vậy, việc điều chỉnh lại các phương pháp thống kê số người sử dụng Internet cho phù hợp với thực tế là rất cần thiết, không thể áp dụng mãi một phương pháp tính, một hệ số quy đổi khiến kết quả̀ không đúng so với tình hình sử dụng thực tế.
Trong thời gian tới, Tổng cục Thống kê và VNNIC sẽ có các phối hợp thực hiện việc tính toán lại các hệ số qui đổi số người sử dụng Internet thông qua cuộc Tổng điều tra cơ sở kinh tế, hành chính, sự nghiệp 2012 và một số cuộc khảo sát chuyên sâu khác. Hai bên cũng sẽ thống nhất về khái niệm, phương pháp tính và hình thức công bố các chỉ tiêu đáp ứng được yêu cầu của cơ quan quản lý cũng như nhu cầu của người sử dụng thông tin.
Theo Tiền Phong