Theo DailyMail, vài nhà tâm lí học tin rằng những người không có tài khoản Facebook, hay mạng xã hội rất “đáng ngờ”, có khi còn “không bình ...
Theo DailyMail, vài nhà tâm lí học tin rằng những người không có tài khoản Facebook, hay mạng xã hội rất “đáng ngờ”, có khi còn “không bình thường”.
Không dùng Facebook là dấu hiệu "rối loạn chức năng"? Ảnh: Getty Images |
Daily Mail dẫn lời tạp chí Der Taggspiegel của Đức, chỉ ra những tên sát nhân hàng loạt như Anders Behring Breivik hay James Holmes đều có điểm chung là không lập tài khoản Facebook. Breivik trước đó chỉ dùng MySpace và Holmes thì dùng trang web tìm bạn Adult Friend Finder. Ở mức độ rõ ràng hơn, tạp chí Forbes lại đăng tải bài báo về vấn đề nhiều phòng tuyển dụng của các tông ty đang “đề cao cảnh giác” với những ứng viên trẻ tuổi nhưng lại không có Facebook.
Daily Mail đưa kết luận của chuyên gia tâm lí Christopher Moeller: “Rất đáng nghi nếu không dùng Facebook... đó là dấu hiệu cho thấy bạn “bất thường” và “rối loạn chức năng”, hay thậm chí là cả “nguy hiểm””.
Đúng là Facebok đã trở thành điều bình thường trong cuộc sống hiện nay, song nếu gọi những người thờ ơ với mạng xã hội này là “rối loạn” hay “nguy hiểm” có chính xác? Thực tế, có nhiều lí do để mọi người không dùng Facebook, như 4 lí do sau đây:
1. Vài người muốn có quyền riêng tư
Facebook luôn làm người dùng lo ngại về quyền riêng tư: thu thập dữ liệu, tự ý thay đổi cài đặt, các con “bọ” công khai mọi thông tin cá nhân, tài khoản thi thoảng còn bị đổi mà không báo trước.
Facebook không tiết lộ số tài khoản đã ngừng hoạt động, vì thế rất khó để chỉ ra chính xác những người đã chạy khỏi mạng xã hội. Tuy nhiên, CNN từng đưa tin chính sách quyền riêng tư và nỗ lực “bá đạo” thế giới Web đã khiến nhiều người dùng mất lòng tin và “bỏ của chạy lấy người”.
2. Vài người không muốn phát điên vì cô đơn
Ngược đời là, vài người dùng Facebook cho rằng chính mạng xã hội khiến họ kết nối ít đi. Những mối quan hệ tràn lan trên Facebook là phép thay thế không tốt chút nào cho mối quan hệ xã hội ngoài đời thực. Thời báo New York đã chia sẻ câu chuyện của một người từ bỏ Facebook như sau: “Chắc chắn, cuộc sống không Facebook có chút khó khăn trong thời đại mọi người đều công bố mọi sự kiện quan trọng trên web. Ashleigh Elser (tên người bỏ Facebook) có thể sẽ nhớ những bức ảnh về đứa con mới sinh, song cô nói không có gì đau lòng bằng việc chính Facebook đã tạo ra khoảng cách giữa cô và những người bạn thân nhất. Vì thế, cô đóng cửa nó.”
Tác giả Stephen Marche của The Atlantic cũng nêu quan điểm tương tự về mạng xã hội vào tháng 5/2012: “Chúng ta đang sống trong sự cô lập mà tổ tiên cũng không thể tưởng tượng nổi, khi mà chưa bao giờ việc kết nối lại dễ dàng hơn đến thế.”
3. Vài người thực sự muốn ngắt kết nối
Rất nhiều người thực sự cần phải ngắt kết nối với thế giới web, hay thiết bị di động. Luôn kết nối mang lại cảm giác bất an và gây nghiện. Ngắt kết nối cũng có thể là rút ngắn thời gian chúng ta ở bên cạnh các thiết bị ưa thích, hay từ bỏ một thói quen nào đó. Dù Facebook có lớn thế nào, cũng không thể cầm tù được mọi người.
4. Vẫn còn mạng xã hội khác
Ngoài Facebook, còn có nhiều mạng xã hội khác thỏa mãn nhu cầu kết bạn của mọi người. Twitter, Tumblr, và hàng tá các trang khác là những phương án thay thế hợp lí cho các mối quan hệ trên mạng.
Theo HuffingtonPost