Chúng ta sẽ ở đâu nếu không có dịch vụ nhắn tin? Dịch vụ này đã phát triển từ việc đơn giản là nghiện công nghệ thành một sản phẩm mang tính...
Chúng ta sẽ ở đâu nếu không có dịch vụ nhắn tin? Dịch vụ này đã phát triển từ việc đơn giản là nghiện công nghệ thành một sản phẩm mang tính toàn cầu. Nó cho phép chúng ta hiệu quả, độc lập và trực tiếp hơn.
Khi bạn đang tới nơi nào đó muộn, bạn có thể nhắn tin cho ai đó để thông báo. Khi bạn đang trong lớp hoặc trong một cuộc họp và có việc khẩn cấp, bạn sẽ được biết tức thời. Khi bạn cần một câu trả lời ngắn gọn “Đúng” hoặc “Không”, bạn hỏi bằng cách nhắn tin.
Làm thế nào phương thức liên lạc quá đơn giản này đã dẫn tới hàng ngàn tỉ tin nhắn được gửi đi mỗi ngày?
Nhắn tin hay còn gọi SMS (dịch vụ nhắn tin ngắn) là một phương thức liên lạc gửi văn bản giữa các điện thoại với nhau - hay từ một PC hay từ một máy cầm tay tới một chiếc điện thoại di động (ĐTDĐ).
Chữ “ngắn” là chỉ kích thước tối đa của các tin nhắn là 160 chữ cái (chữ, số, hoặc biểu tượng bằng bảng chữ cái Latin).
Khái niệm SMS được công ty Franco-German GSM của Friedhelm Hillebrand và Bernard Ghillebaert phát triển vào năm 1984.
Tin nhắn đầu tiên được gửi vào năm 1992 từ Neil Papworth, một nhà phát triển tại Sema Group Telecoms. ĐTDĐ đã không có bàn phím vào lúc đó, do đó Papworth phải gõ tin nhắn trên một chiếc PC. Nội dung tin nhắn của Papworth là “Merry Christmas” (Chúc mừng Giáng sinh) đã được gửi thành công tới Richard Jarvis tại Vodafone.
Những chiếc ĐTDĐ cầm tay đầu tiên không hỗ trợ khả năng gửi tin nhắn. Các cổng SMS đầu tiên cho ĐTDĐ là những cảnh báo mạng, thường thông báo thư thoại.
Nokia là nhà sản xuất máy cầm tay đầu tiên mà dòng điện thoại GSM năm 1993 đã hỗ trợ người sử dụng gửi SMS. Năm 1997, Nokia đã trở thành nhà sản xuất đầu tiên sản xuất ra ĐTDĐ với một bàn phím đầy đủ: Nokia 9000i Communicator.
Như bất cứ một công nghệ mới nào, tăng trưởng ban đầu của SMS là khá chậm. Vào năm 1995, một người Mỹ trung bình gửi 0,4 tin/tháng. Dần dần, ĐTDĐ và mạng lưới đã tốt hơn để nhắn tin. Vào năm 1999, những nhắn tin cuối cùng đã có thể được thực hiện giữa các mạng khác nhau, đã làm tăng tính ứng dụng của tin nhắn. Vào năm 2000, số tin nhắn trung bình được gửi đi ở Mỹ tăng lên 35 tin/tháng/người.
Các phương thức nhắn tin
Phương thức phổ biến nhất, đầu tiên của tin nhắn thương mại liên quan đến việc bấm nhiều lần (multi-tap). Mỗi số trên điện thoại liên quan tới 3 hoặc 4 chữ. Ví dụ bấm phím số “3” sẽ hiển thị các chữ “D,” “E” và “F”. Khá dễ hiểu khi phải bấm nhiều lần nhưng rất không hiệu quả.
Vào những năm 1990, đồng sáng lập Telgic, Cliff Kushler đã phát minh ra phương thức T9, ngắn gọn cho cả cụm “Text on 9 keys”. Thay vào bấm nhiều lần, công nghệ bấm chữ được dự báo trước đã hiển thị các chữ từ một phím bấm duy nhất. Khi T9 trở nên phổ biến hơn với các từ và cụm từ thường được những người nhắn tin sử dụng, các từ và cụm từ trở thành người đưa tin theo trật tự tần suất. Vào năm 2011, Kushler đã sáng tạo ra Swype, một tính năng nhắn tin cho các màn hình cảm biến cho phép người sử dụng di ngón tay để kết nối các chấm giữa các chữ cái trong một từ.
Bàn phím đầy đủ trên ĐTDĐ lần đầu tiên được giới thiệu vào năm 1997 với Nokia 9000i Communicator, đã trở nên phổ biến vào những năm 1990 và đầu những năm 2000. Phần lớn các model chấp nhận bàn phím QWERTY, một sự bố trí dần quen thuộc trên các máy tính.
Simon của IBM lần đầu tiên giới thiệu màn hình cảm biến vào năm 1992 - cũng được xem như là smartphone đầu tiên dù thuật ngữ này đã chưa được gọi tên. Chiếc điện thoại đã có lịch sử 15 năm. Những chiếc smartphone đã thay đổi và vào năm 2007 Apple giới thiệu iPhone, đáng chú ý về giao diện cảm biến và bàn phím ảo.
Bàn phím ảo có khả năng sửa chữa và hiệu chỉnh đánh vần tự động, công nghệ văn bản thông minh và khả năng đoán các từ mới. Các phím lớn hơn và bàn phím được điều chỉnh theo độ rộng của điện thoại dựa trên nền hay hướng thẳng đứng. Hiện nay, các bàn phím ảo đã trở thành một tính năng chuẩn cho các smartphone.
Năm 2007 cũng đánh dấu là năm đầu tiên người Mỹ gửi và nhận nhiều tin nhắn/tháng nhiều hơn cuộc gọi thoại. Các trang xã hội như Twitter chấp nhận định dạng chữ ngắn có thể phần nào hỗ trợ khái niệm tin nhắn ngắn - chúng ta đã biết cách viết ngắn gọn và rõ chữ hơn.
Truyền thông xã hội, chat, thư điện tử, Skype và các hình thức liên lạc khác đang mở rộng các lựa chọn ngoài cách chỉ nhắn tin. Nhưng phần lớn các lựa chọn này cần dữ liệu. Tin nhắn vẫn là một cách truyền thông trên ĐTDĐ phổ cập nhất.
Hiện nay, SMS là ứng dụng dữ liệu được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới, chiếm 81% thuê bao ĐTDĐ sử dụng dịch vụ nhắn tin. Và SMS trở nên phổ biến hơn chỉ là cách để nhắn cho bạn bè - mà còn cho phép chúng ta nhận các cập nhật và cảnh báo, thông tin tài chính, gửi thư điện tử và nhiều nữa.
SMS tại Việt Nam
Tại Việt Nam, cũng không thể phủ nhận ý nghĩa to lớn của dịch vụ nhắn tin SMS. Năm 1993, mạng ĐTDĐ đầu tiên của Việt Nam được thiết lập và triển khai cung cấp dịch vụ. Trải qua gần 20 năm xây dựng và phát triển, đến nay có 6 doanh nghiệp được cấp giấy phép cung cấp dịch vụ ĐTDĐ, tổng số thuê bao là 120,7 triệu tính đến tháng 6/2012. Cũng như nhiều nước, dịch vụ nhắn tin qua ĐTDĐ cũng phát triển vượt bậc. Chỉ bằng việc gửi một tin nhắn người sử dụng Việt Nam hiện nay có thể tải các hình ảnh, nhạc chuông, bài hát, tra cứu điểm, tư vấn tình cảm, kết bạn… đáp ứng nhu cầu thông tin một cách kịp thời, nhu cầu giải trí lành mạnh, góp phần làm phong phú đời sống tinh thần của đông đảo người sử dụng.
Các cơ quan nhà nước cũng như doanh nghiệp đã ứng dụng dịch vụ nhắn tin từ đầu số để phục vụ công tác quản lí, chỉ đạo, điều hành, sản xuất có hiệu quả. Nhiều chương trình nhân đạo mang tính nhân văn cao sử dụng phương thức nhắn tin đến đầu số đã có sức lan tỏa rộng lớn trong toàn xã hội như: “Mỗi tin nhắn, một viên đá xây Trường Sa”, "Trái tim cho em”, “Tấm lưới nghĩa tình”. Sau 3 năm triển khai 17 chiến dịch đã quyên góp được với tổng số tiền gần 60 tỉ đồng.
Theo ICTPress