Dù Bkav và CMC đều đã cho ra mắt phần mềm Mobile Security cho các HĐH di động nhưng nhiều ý kiến cho rằng phải 1-2 năm nữa khi nguy cơ mất d...
Dù Bkav và CMC đều đã cho ra mắt phần mềm Mobile Security cho các HĐH di động nhưng nhiều ý kiến cho rằng phải 1-2 năm nữa khi nguy cơ mất dữ liệu do nhiễm mã độc hiện hữu hơn thì người dùng mới có ý thức cài đặt phần mềm bảo mật.
Jailbreak làm tăng nguy cơ nhiễm vi rút
Sau khi trình làng phiên bản dành cho Android (cuối năm 2011), trong năm 2012, Bkav lần lượt ra mắt phần mềm bảo mật trên di động Bkav Mobile Security cho các hệ điều hành phổ biến còn lại như iOS, Windows Phone, Blackberry, Symbian. Để tải miễn phí phần mềm Bkav Mobile Security, người sử dụng có thể truy cập mobile.bkav.com.vn hoặc vào các kho phần mềm như Google Play (dành cho điện thoại sử dụng Android), Cydia (dành cho iOS), Ovi Store (dành cho Symbian).
Ngày 18/3/2013, một công ty bảo mật "nội" khác là CMC InfoSec cũng giới thiệu phiên bản CMC Mobile Security trên nền tảng Windows Phone và iOS sau gần 1 năm chính thức ra mắt phiên bản cho hệ điều hành Android. Trong đó, phiên bản dành cho hệ điều hành iOS còn có thêm tính năng kích hoạt từ xa chế độ chụp hình đối tượng đang sử dụng thiết bị và gửi vào mail đã đăng kí trước đó. Theo đại diện CMC InfoSec, sau 1 tuần, CMC Mobile Security sẽ được cập nhật lên kho tải dành cho hệ điều hành Windows Phone và kho tải Cydia (cho hệ điều hành iOS).
Như vậy, giống như các phần mềm bảo mật lớn khác của nước ngoài như Norton, Avast!, Trend Micro, Kaspersky... 2 phần mềm bảo mật "nội" là CMC và Bkav cũng có đầy đủ phiên bản trên các hệ điều hành di động phổ biến.
Trao đổi với phóng viên ICTnews, ông Vũ Lâm Bằng, Giám đốc bộ phận nghiên cứu và phát triển CMC InfoSec cho biết, phiên bản cho iOS của CMC Mobile Security chỉ dành cho những máy đã jailbreak (bẻ khóa để cài đặt các ứng dụng từ những kho ngoài kho tải ứng dụng của Apple) vì những máy này gặp phải nguy cơ lây nhiễm mã độc cao hơn rất nhiều so với những máy chưa jailbreak. Bởi tin tặc có thể chèn mã độc vào những phần mềm miễn phí trên các kho ứng dụng bên ngoài và không được kiểm duyệt chặt chẽ như của Apple, từ đó có thể thu thập trái phép dữ liệu cá nhân, chẳng hạn như danh bạ và mật khẩu (hoặc thậm chí hình ảnh cá nhân) hay bòn rút tài khoản di động của các nạn nhân bằng cách gửi tin nhắn SMS.
"Trên Windows Phone, dù còn rất mới nhưng gần đây các hacker đã phát hiện ra những lỗ hổng trên hệ điều hành này và không loại trừ khả năng sẽ khai thác để phát tán vi rút", ông Bằng cho biết thêm.
Còn theo ông Vũ Ngọc Sơn, Giám đốc bộ phận R&D của Bkav, dù Windows Phone và iOS không cho phép những ứng dụng bảo mật được đăng lên kho ứng dụng của mình nhưng Bkav vẫn phát triển trên các hệ điều hành vì muốn bảo vệ tất cả khách hàng sử dụng smartphone do họ đều gặp phải tình trạng chung như liên tục bị làm phiền bởi tin nhắn rác, tin nhắn lừa đảo, nguy cơ bị mất điện thoại... "Thậm chí, các máy iOS đã jailbreak cũng rất dễ bị nhiễm vi rút do cài đặt các ứng dụng không rõ nguồn gốc", ông Sơn nhấn mạnh.
Sau khi trình làng phiên bản dành cho Android (cuối năm 2011), trong năm 2012, Bkav lần lượt ra mắt phần mềm bảo mật trên di động Bkav Mobile Security cho các hệ điều hành phổ biến còn lại như iOS, Windows Phone, Blackberry, Symbian. Để tải miễn phí phần mềm Bkav Mobile Security, người sử dụng có thể truy cập mobile.bkav.com.vn hoặc vào các kho phần mềm như Google Play (dành cho điện thoại sử dụng Android), Cydia (dành cho iOS), Ovi Store (dành cho Symbian).
Ngày 18/3/2013, một công ty bảo mật "nội" khác là CMC InfoSec cũng giới thiệu phiên bản CMC Mobile Security trên nền tảng Windows Phone và iOS sau gần 1 năm chính thức ra mắt phiên bản cho hệ điều hành Android. Trong đó, phiên bản dành cho hệ điều hành iOS còn có thêm tính năng kích hoạt từ xa chế độ chụp hình đối tượng đang sử dụng thiết bị và gửi vào mail đã đăng kí trước đó. Theo đại diện CMC InfoSec, sau 1 tuần, CMC Mobile Security sẽ được cập nhật lên kho tải dành cho hệ điều hành Windows Phone và kho tải Cydia (cho hệ điều hành iOS).
Như vậy, giống như các phần mềm bảo mật lớn khác của nước ngoài như Norton, Avast!, Trend Micro, Kaspersky... 2 phần mềm bảo mật "nội" là CMC và Bkav cũng có đầy đủ phiên bản trên các hệ điều hành di động phổ biến.
Trao đổi với phóng viên ICTnews, ông Vũ Lâm Bằng, Giám đốc bộ phận nghiên cứu và phát triển CMC InfoSec cho biết, phiên bản cho iOS của CMC Mobile Security chỉ dành cho những máy đã jailbreak (bẻ khóa để cài đặt các ứng dụng từ những kho ngoài kho tải ứng dụng của Apple) vì những máy này gặp phải nguy cơ lây nhiễm mã độc cao hơn rất nhiều so với những máy chưa jailbreak. Bởi tin tặc có thể chèn mã độc vào những phần mềm miễn phí trên các kho ứng dụng bên ngoài và không được kiểm duyệt chặt chẽ như của Apple, từ đó có thể thu thập trái phép dữ liệu cá nhân, chẳng hạn như danh bạ và mật khẩu (hoặc thậm chí hình ảnh cá nhân) hay bòn rút tài khoản di động của các nạn nhân bằng cách gửi tin nhắn SMS.
"Trên Windows Phone, dù còn rất mới nhưng gần đây các hacker đã phát hiện ra những lỗ hổng trên hệ điều hành này và không loại trừ khả năng sẽ khai thác để phát tán vi rút", ông Bằng cho biết thêm.
Còn theo ông Vũ Ngọc Sơn, Giám đốc bộ phận R&D của Bkav, dù Windows Phone và iOS không cho phép những ứng dụng bảo mật được đăng lên kho ứng dụng của mình nhưng Bkav vẫn phát triển trên các hệ điều hành vì muốn bảo vệ tất cả khách hàng sử dụng smartphone do họ đều gặp phải tình trạng chung như liên tục bị làm phiền bởi tin nhắn rác, tin nhắn lừa đảo, nguy cơ bị mất điện thoại... "Thậm chí, các máy iOS đã jailbreak cũng rất dễ bị nhiễm vi rút do cài đặt các ứng dụng không rõ nguồn gốc", ông Sơn nhấn mạnh.
"Mất bò mới lo làm chuồng"?
Theo ông Vũ Lâm Bằng, do phần đông người dùng mới sử dụng các chức năng cơ bản trên smartphone như nghe gọi, nhắn tin SMS... nên chưa quan tâm đúng mức đến việc bảo mật trên di động. Chỉ khi nào họ sử dụng smartphone để giao dịch hay thanh toán trực tuyến và xảy ra nguy cơ bị chiếm dụng tài khoản... thì mới để ý và sử dụng nhiều phần mềm bảo mật trên di động.
Cùng quan điểm, ông Vũ Ngọc Sơn cho biết, do người dùng chưa biết đến phần mềm bảo mật trên di động và hiệu quả của nó nên thờ ơ, dù chặn tin nhắn rác và chống trộm là 2 tính năng rất cần thiết đối với người dùng di động hiện nay. Tương tự phần mềm trên máy tính trước kia, nếu không bị lây nhiễm và mất dữ liệu quan trọng thì người dùng sẽ không bao giờ có ý thức phòng ngừa.
Theo đánh giá của một chuyên gia trong lĩnh vực bảo mật, phải mất 1-2 năm nữa thì người dùng mới thực sự quan tâm đến việc cài đặt phần mềm bảo mật trên di động giống như trên máy tính hiện nay. Trong đó, phần mềm bảo mật trên Android dễ thuyết phục người dùng bỏ tiền ra mua hơn vì nguy cơ gặp mã độc cao hơn hẳn so với iOS và Windows Phone.
Theo số liệu mà công ty bảo mật F-Secure công bố vào đầu tháng 3/2013, trong năm 2012, Android vẫn là mục tiêu chính của tin tặc khi có đến 79% số điện thoại Android bị nhiễm phần mềm độc hại, tăng rất nhiều so với 66,7% của năm 2011 và 11,25% của năm 2010, gấp hơn 4 lần so với số lượng điện thoại Symbian bị nhiễm mã độc (khoảng 19%). Ngoài ra, số điện thoại sử dụng hệ điều hành như iOS của Apple, BlackBerry và Windows Phone bị nhiễm mã độc không tới 1%. Hơn nữa, trong Q4/2012, số mã độc mà hệ điều hành Android mắc phải lên tới 96%, tăng gấp đôi so với quý trước đó, 19% số điện thoại Symbian nhiễm mã độc, giảm so với tỉ lệ 29% trong năm 2011.
Theo ICTNews