Các nhà khoa học cho biết loài voi hoang dã sống ở Bắc Trung Quốc 3000 năm trước đây thuộc loài Palaeoloxodon đã tuyệt chủng. Trước đó, loài...
Các nhà khoa học cho biết loài voi hoang dã sống ở Bắc Trung Quốc 3000 năm trước đây thuộc loài Palaeoloxodon đã tuyệt chủng. Trước đó, loài voi này bị cho là loài Elephas maximus, một loài voi Châu Á hiện vẫn còn sống ở Nam Trung Quốc.
Kết quả nghiên cứu về loài voi này đã được công bố trên trang Quarternary International, thực hiện bởi các nhà khoa học từ trường Đại học Sư phạm Thiểm Tây, Đại học Tây Bắc ở Tây An và Viện nghiên cứu khoa học địa lý và tài nguyên thiên nhiên, Bắc Kinh.
Ngày nay, loài voi hoang dã không sống ở Bắc Trung Quốc, nhưng tài liệu lịch sử cho thấy chúng đã đi lại tự do cách đây 3000 năm.
Trong nhiều thập kỷ, các chuyên gia đã cho rằng loài voi hoang dã này là loài voi E.maximous - loài voi chỉ thích nghi với khí hậu nhiệt đới và hiện vẫn còn sống ở tỉnh Vân Nam thuộc miền Nam Trung Quốc. Họ nghĩ rằng miền Bắc Trung Quốc chịu ảnh hưởng bới khí hậu nhiệt đới vào thời gian đó.
Tuy nhiên, các kết quả nghiến cứu sau này cho thấy hầu hết miền Bắc Trung Quốc thuộc vùng khí hậu ôn đới ấm và cũng không thuộc vùng cận nhiệt vào 3000 năm trước. “Điều này có nghĩa là nhiệt độ ở Bắc Trung Quốc không đủ ấm để loài voi E.maximus có thể sống sót”, ông Li thuộc nhóm nghiên cứu nhận xét.
Loài Palaeoloxodon bị cho là đã biến mất khỏi nơi cư ngụ của chúng ở Trung Quốc trong giai đoạn chuyển tiếp giửa kỉ Pleistocene và kỉ Holocene vào 10.000 năm trước.
Để nghiên cứu xem liệu loài động vật này có sống qua kỉ Pleistocene đến kỉ Holocene không, nhóm nghiên cứu đã kiểm tra lại những chiếc răng voi hóa thạch được tìm thấy trong tầng đá Holocene vào những năm 1990. Các nhà khoa học trước đây cho rằng chúng là hóa thạch của loài E.maximus. Tuy nhiên nhóm nghiên cứu của ông Li đưa ra kết luận rằng răng và ngà voi giống của loài Palaeoloxodon ngà thẳng hơn.
Nhóm nghiên cứu cũng kiểm tra hàng chục tượng voi bằng đồng có từ thời nhà Chu, nhà Thương sau khi ông Li nhận thấy những chiếc vòi ở các đồ trang trí này không mô phỏng giống vòi của loài E.maximus.
Loài voi có thể có một hoặc hai ngón trên đầu vòi của chúng. 33 tượng voi được thu thập từ nhiều nơi trên khắp Trung Quốc đều có 2 ngón trên đầu vòi, trong khi loài E.maximus chỉ có một.
“Loài Palaeoxodon có một hay hai ngón ở đầu vòi thì hiện vẫn còn chưa được biết, nhưng loài E.maximus chắc chắn chỉ có một ngón”, ông Li khẳng định.
Tuổi của các tượng đồng này củng cố giả thuyết của các nhà nghiên cứu rằng loài Palaexodon chưa bị tuyệt chủng cho đến vài nghìn năm sau thời điểm mà ở đó người ta nghĩ chúng đã tuyệt chủng.
Kết quả nghiên cứu của nhóm cũng tương đồng với các phát hiện gần đây rằng loài động vật lớn có vú, bao gồm tê giác, voi ma mút, bò rừng Châu Âu, vẫn tồn tại đến kỉ Holocene chứ không phải đã biến mất ở kỉ Pleistocene.
Phạm Thị Bích Thu (BBC)