Trong quý 3, số lượng các máy tính nhiễm phần mềm độc hại giảm đi so với quý 2, nhưng các thiết bị Android nhiễm phần mềm độc hại đang gia t...
Trong quý 3, số lượng các máy tính nhiễm phần mềm độc hại giảm đi so với quý 2, nhưng các thiết bị Android nhiễm phần mềm độc hại đang gia tăng với tốc độ đáng lo ngại.
Công ty an ninh mạng Kindsight công bố báo cáo về phần mềm độc hại trong quý 3 vừa qua cho thấy, 13% các mạng máy tính gia đình bị nhiễm phần mềm độc hại, giảm so với mức 14% của quý 2. 6,5% mạng băng thông rộng nhiễm các mỗi đe dọa đặc biệt nguy hiểm như bot (một hình thức biến máy nạn nhân thành máy ma trong các hoạt động của tin tặc như nhấp quảng cáo, tấn công DDoS), rootkit (các loại mã độc chiếm quyền điều khiển thiết bị), trojan (các mã độc đánh cắp thông tin người dùng tập trung vào ăn cắp thông tin tài chính).
Phương thức lây nhiễm chủ yếu của các phần mềm độc hại là thông qua các trang web độc hại và tấn công các lỗ hổng bảo mật. Ngoài ra e-mail lừa đảo cũng là một phương pháp lây nhiễm khá phổ biến.
Danh sách 20 phần mềm độc hại phổ biến nhất quý 3. |
ZeroAccess là botnet hoạt động mạnh nhất trong quý 3. Kindsight ước tính có 2 triệu máy tính trên thế giới đã bị nhiễm loại botnet này, riêng ở Mỹ là 685.000 máy. Loại botnet này tạo ra khoảng 140 triệu lượt nhấp quảng cáo và chiếm 260 TB lưu lượng đường truyền mạng mỗi ngày.
Hoạt động của ZeroAccess rất tinh vi, các máy bị lây nhiễm có thể tạo ra thu nhập 900.000 USD mỗi ngày từ việc nhấp quảng cáo. Kindsight tham khảo ý kiến của các chuyên gia an ninh mạng về việc phân tích hoạt động của ZeroAccess, các chuyên gia cho rằng 18 trong số 140 lần nhấp chuột có thể sẽ là của một nhà quảng cáo trả tiền cho việc nhấp chuột đó.
Danh sách các phần mềm độc hại phổ biến nhất trên Android. |
Các thiết bị di động cũng không còn được an toàn, có khoảng 0,3% thiết bị di động bị nhiễm các mối đe dọa nguy hiểm, chủ yếu là các thiết bị Android, máy tính xách tay, và các thiết bị có cổng kết nối USB. Tuy tỉ lệ nhiễm này khá thấp, nhưng tốc độ tăng trưởng thì rất đáng lo ngại, các thiết bị Android bị lây nhiễm tăng 165%.
Hầu hết các phần mềm độc hại trên nền tảng Android đều tập trung vào việc đánh cắp thông tin hoặc chiếm quyền điều khiển thiết bị để gửi tin nhắn giả mạo.
Theo ZDNet