Samsung hiện là nhà sản xuất smartphone lớn nhất thế giới, nhưng lại đang gặp phải những vấn đề lớn trong tương lai gần. >> Nhà đầu t...
Samsung hiện là nhà sản xuất smartphone lớn nhất thế giới, nhưng lại đang gặp phải những vấn đề lớn trong tương lai gần.
Không thể phủ nhận Samsung hiện là nhà sản xuất smartphone lớn nhất thế giới, nhưng nhìn vào sự thay đổi gần đây của thế giới smartphones, đặc biệt là sự hợp tác giữa Nokia – Microsoft hay Google – Motorola, có thể thấy Samsung đang gặp phải những vấn đề lớn trong tương lai gần.
Hai đối tác sản xuất smartphone lớn – Nokia với Microsoft cùng Motorola và công ty mẹ Google, vừa tổ chức sự kiện vào ngày 5/9 vừa qua để công bố mẫu smartphone mới nhất của mình. Hàng loạt các bài báo và nhận định đã được viết về sự hợp tác này cũng như sản phẩm mới của họ. Những thông tin này cũng có thể coi là tin xấu đối với các hãng điện thoại lớn khác, đặc biệt là Samsung, LG và HTC.
Smartphone hiện tại có thể chia làm 4 nền tảng lớn. Đó là Google với hệ điều hành Android, Apple với iOS, Microsoft với Windows Phone và cuối cùng là RIM với BlackBerry OS. Bốn nền tảng này tiếp tục được chia thành 2 mô hình chính: Mô hình thứ nhất trong đó các hãng phát triển đồng thời cả phần cứng và phần mềm (Apple và RIM), và loại thứ hai thì phần mềm được bán lại cho các nhà sản xuất (Android và những phiên bản trước của Windows Phone).
Nhưng mọi thứ đã thay đổi kể từ năm 2011. Nokia công bố mở rộng hợp tác với Microsoft. Sáu tháng sau, Google thông báo việc mua lại Motorola Mobility. Điều này cho thấy các hãng vốn chỉ sản xuất phần mềm nay đã bắt đầu mở rộng xu hướng kết hợp với các nhà sản xuất thiết bị phần cứng.
Xu hướng này vẫn tiếp tục cho đến nay. Tháng 6 vừa qua, Microsoft đã thông báo về việc phát triển loại máy tính bảng mới mang tên Surface. Chín ngày sau, Google cũng giới thiệu máy tính bảng của riêng mình, Nexus 7.
Nhìn vào đây, ta có thể thấy mô hình của Apple đang giành chiến thắng. Các nhà sản xuất nhận ra rằng, cách tốt nhát để tạo ra một sản phẩm hấp dẫn người dùng đó là kiểm soát nó càng nhiều càng tốt. Các nhà điều hành của Google hiểu rằng một chiếc điện thoại giá thấp, hệ điều hành phân mảnh, và chiêu bài lợi nhuận thấp không phải là chiến lược tốt nhất hiện nay. Microsoft, hãng từng đứng trên bờ vực mất hết thị phần di động và máy tính bảng, cũng đã đi đến cùng một kết luận tương tự Google.
Vậy Samsung còn lại gì? Trên thực tế, nếu cạnh tranh với các đối thủ khác về giá thành sản phẩm, Samsung có lẽ không có đối thủ. Nhưng có lẽ đó là tất cả những gì họ có. Việc đưa ra mức giá thấp nhất hoàn toàn khác với việc trở thành hãng sản xuất smartphone số một.
Hiện tại, Samsung có một vũ khí chiến lược để đấu lại Android đó là Galaxy S III, và những thông báo mới đây của Motorola chưa thực sự có gì ấn tượng. Tuy nhiên, thương vụ mua lại Motorola của Google chỉ vừa mới kết thúc, do đó người dùng cũng chưa thấy rõ thành quả từ mối quan hệ này .
Samsung cũng đã giáng một đòn vào Nokia bằng Windows Phone 8 bằng việc công bố chiếc điện thoại này trước 1 tuần so với hãng điện thoại của Hà Lan. Tuy nhiên, động thái này gần giống một chiêu quảng bá của Samsung hơn là một đòn đánh thực sự vào Nokia. Cũng nên nhớ rằng, tại sự kiện của Nokia, hàng loạt lãnh đạo của Microsoft đều có mặt để ca ngợi chiếc điện thoại mới, trong đó có cả CEO Steve Balmer.
Tóm lại, nếu Samsung không tìm được cách tạo ra một nền tảng đáng tin cậy cho riêng mình, họ có thể gặp phải nhiều vấn đề không mong muốn: Một công ty công nghệ lớn, đa dạng, tạo ra những sản phẩm giá thành thấp. Tuy nhiên việc thiếu đi một mô hình riêng đang làm giảm đi giá trị những sản phẩm của hãng.
Theo TTVN/businessweek