Các nhà khoa học vừa phát hiện một lớp vật liệu mới có thuộc tính từ trở khổng lồ (GMR). Đây là hiệu ứng từng làm nên một cuộc cách mạng tro...
Các nhà khoa học vừa phát hiện một lớp vật liệu mới có thuộc tính từ trở khổng lồ (GMR). Đây là hiệu ứng từng làm nên một cuộc cách mạng trong ngành điện tử và giúp các tác giả của nó đoạt giải Nobel.
Cấu trúc của vật liệu mới. Minh hoạ của các tác giả công trình nghiên cứu. |
Hiệu ứng từ trở khổng lồ GMR được phát hiện vào năm 1988 bởi Albert Fehr và Peter Grunberg. Hiệu ứng lượng tử này về bản chất đã thực hiện một cuộc cách mạng trong ngành điện tử - ví dụ, nhờ nó, có thể chế tạo thành công đĩa cứng nhỏ gọn.
Trong các đĩa này, các giá trị 1 và 0 đã được mã hoá thành các sector từ tính và không từ tính của đĩa còn để đọc thì dùng đầu hiệu ứng từ trở khổng lồ GMR. Nhờ có khám phá này mà Fehr và Grunberg đã đoạt Giải thưởng Nobel Vật lý năm 2007.
Hiệu ứng từ trở khổng lồ (GMR) thể hiện rõ khi thay đổi đột ngột (theo số mũ) độ dẫn điện của vật liệu trong một từ trường. Trong các chất đã biết cho đến thời điểm này, hiệu ứng nói trên đạt được với oxit mangan - tức là trong cơ sở của hiệu ứng GMR có sắt từ.
Trong khuôn khổ các công trình nghiên cứu mới, các nhà khoa học đã phát hiện loại vật liệu không phải là sắt từ mà có hiệu ứng GMR. Đó là chất NaCr2O4 thu được dưới áp suất cực cao. Theo các nhà nghiên cứu, vật liệu là một phản sắt từ (Antiferromagnet). Điều đó có nghĩa là phạm vi vật liệu mới có hiệu ứng từ trở khổng lồ có thể được mở rộng đáng kể.
Công trình về vật liệu mới này được công bố trên Tạp chí Angewandte Chemie International Edition.
Nguồn: Lenta.ru, ngày 29/8/2012