Từ giữa tháng 7, kho ứng dụng miễn phí của hệ điều hành Android bỗng xuất hiện một số ứng dụng “truyện người lớn” tiếng Việt, gây ra mối lo ...
Từ giữa tháng 7, kho ứng dụng miễn phí của hệ điều hành Android bỗng xuất hiện một số ứng dụng “truyện người lớn” tiếng Việt, gây ra mối lo ngại cho không ít người sử dụng.
Phần mềm "người lớn" trà trộn giữa rừng ứng dụng miễn phí. Ảnh: Hoàng Phan |
Anh Nguyễn Quang Huân (trú tại phố Láng Hạ, Hà Nội), một người đang sử dụng chiếc điện thoại HTC One X chạy hệ điều hành Android cho biết, hôm 31/7 anh được phen “hết hồn” khi phát hiện ra cậu con trai học lớp 3 trong lúc truy cập kho ứng dụng Google Play tìm game để chơi thì bỗng dưng dừng lại ở một ứng dụng trên màn hình.
Thấy cu cậu chăm chú, tôi tò mò ngó xem thì bỗng giật mình khi nhìn thấy giữa những ứng dụng tiếng Việt miễn phí như Angry Birds, Yahoo Chat, Zing Me, WeTV… là một ứng dụng tổng hợp các thể loại truyện mang tiêu đề “đen” với hình đại diện là một cô gái gợi cảm.
“Tìm hiểu thêm, tôi còn thấy trên kho ứng dụng Android trong khoảng 1 tháng trở lại đây còn có một vài truyện và ứng dụng “nhạy cảm” khác dành cho người lớn”, anh Huân nói.
Tìm hiểu của ICTnews cho thấy, trong tháng 7, một số ứng dụng truyện khai thác đề tài “người lớn” thể hiện dưới dạng tiếng Việt bỗng dưng được cung cấp miễn phí trên Google Play dưới tên các ứng dụng như “Truyện…” (dạng file âm thanh), rồi “…18+” (dạng chữ) với số lượng lên tới vài chục đầu truyện khác nhau.
Đến ngày 2/8, ứng dụng “…18+” và “Truyện…” đều đang đứng trong top 100 ứng dụng Việt được tải nhiều nhất.
Trước thực tế trên, cộng đồng người dùng smartphone, tablet chạy hệ điều hành Android trong nước đánh giá đây là minh chứng tiếp theo cho thấy sự hỗn tạp của kho ứng dụng Google Play, nhất là khi các thiết bị Android ngày càng được phổ biến tại Việt Nam.
Thấy cu cậu chăm chú, tôi tò mò ngó xem thì bỗng giật mình khi nhìn thấy giữa những ứng dụng tiếng Việt miễn phí như Angry Birds, Yahoo Chat, Zing Me, WeTV… là một ứng dụng tổng hợp các thể loại truyện mang tiêu đề “đen” với hình đại diện là một cô gái gợi cảm.
“Tìm hiểu thêm, tôi còn thấy trên kho ứng dụng Android trong khoảng 1 tháng trở lại đây còn có một vài truyện và ứng dụng “nhạy cảm” khác dành cho người lớn”, anh Huân nói.
Tìm hiểu của ICTnews cho thấy, trong tháng 7, một số ứng dụng truyện khai thác đề tài “người lớn” thể hiện dưới dạng tiếng Việt bỗng dưng được cung cấp miễn phí trên Google Play dưới tên các ứng dụng như “Truyện…” (dạng file âm thanh), rồi “…18+” (dạng chữ) với số lượng lên tới vài chục đầu truyện khác nhau.
Đến ngày 2/8, ứng dụng “…18+” và “Truyện…” đều đang đứng trong top 100 ứng dụng Việt được tải nhiều nhất.
Trước thực tế trên, cộng đồng người dùng smartphone, tablet chạy hệ điều hành Android trong nước đánh giá đây là minh chứng tiếp theo cho thấy sự hỗn tạp của kho ứng dụng Google Play, nhất là khi các thiết bị Android ngày càng được phổ biến tại Việt Nam.
Nội dung độc hại của ứng dụng "...18". Ảnh: Hoàng Phan |
Theo con số thống kê do IDC Châu Á - Thái Bình Dương đưa ra trong tháng 7/2012, smartphone dùng Android hiện đang chiếm tới 79% thị phần tại Việt Nam. Cùng đó, giá thành của smartphone, tablet dùng hệ điều hành này cũng đang ngày càng rẻ.
Trao đổi với báo giới gần đây, ông Vũ Ngọc Sơn, Giám đốc Bộ phận nghiên cứu và phát triển của Bkav (Bkav R&D) nhận định mỗi ngày có tới gần 1.000 ứng dụng mới được đưa lên Google Play bao gồm chợ ứng dụng cả chính thống và không chính thống.
Bên cạnh những mặt tích cực như nhiều ứng dụng miễn phí, dễ dàng cài đặt (ưu việt hơn hẳn iPhone, iPad dùng hệ điều hành iOS)…, thì chợ ứng dụng Google Play của Android cũng tiềm ẩn nhiều mối nguy hại do phần mềm tung lên không được kiểm soát chặt chẽ, sự ảnh hưởng sẽ rất lớn nếu như các gia đình để con nhỏ tự do sử dụng smartphone, tablet chạy hệ điều hành này.
Chưa hết, mặc dù thời gian qua Google tuyên bố mạnh tay "trục xuất" các ứng dụng nguy hại, ứng dụng giả mạo, lừa đảo ra khỏi Android Market, song xem ra đến nay, đó vẫn chỉ là chuyện “ném đá ao bèo”, đòi hỏi người sử dụng luôn phải dè chừng mỗi khi truy cập.
Một chuyên gia bảo mật nhận định, ứng dụng trên “chợ” Android trong thời gian qua liên tục được các công ty bảo mật trong và ngoài nước cảnh báo. Như trong tháng 4 vừa qua xuất hiện liên tiếp các virus núp bóng phần mềm Instagram và phiên bản mới của game Angry Birds tấn công smartphone, tablet.
Chính vì thế, người dùng cũng cần cảnh giác trước những phần mềm hấp dẫn, hay ứng dụng khai thác chuyện nhạy cảm, “người lớn” vì đó chính là đối tượng dễ bị hacker lợi dụng nhất.
Trao đổi với báo giới gần đây, ông Vũ Ngọc Sơn, Giám đốc Bộ phận nghiên cứu và phát triển của Bkav (Bkav R&D) nhận định mỗi ngày có tới gần 1.000 ứng dụng mới được đưa lên Google Play bao gồm chợ ứng dụng cả chính thống và không chính thống.
Bên cạnh những mặt tích cực như nhiều ứng dụng miễn phí, dễ dàng cài đặt (ưu việt hơn hẳn iPhone, iPad dùng hệ điều hành iOS)…, thì chợ ứng dụng Google Play của Android cũng tiềm ẩn nhiều mối nguy hại do phần mềm tung lên không được kiểm soát chặt chẽ, sự ảnh hưởng sẽ rất lớn nếu như các gia đình để con nhỏ tự do sử dụng smartphone, tablet chạy hệ điều hành này.
Chưa hết, mặc dù thời gian qua Google tuyên bố mạnh tay "trục xuất" các ứng dụng nguy hại, ứng dụng giả mạo, lừa đảo ra khỏi Android Market, song xem ra đến nay, đó vẫn chỉ là chuyện “ném đá ao bèo”, đòi hỏi người sử dụng luôn phải dè chừng mỗi khi truy cập.
Một chuyên gia bảo mật nhận định, ứng dụng trên “chợ” Android trong thời gian qua liên tục được các công ty bảo mật trong và ngoài nước cảnh báo. Như trong tháng 4 vừa qua xuất hiện liên tiếp các virus núp bóng phần mềm Instagram và phiên bản mới của game Angry Birds tấn công smartphone, tablet.
Chính vì thế, người dùng cũng cần cảnh giác trước những phần mềm hấp dẫn, hay ứng dụng khai thác chuyện nhạy cảm, “người lớn” vì đó chính là đối tượng dễ bị hacker lợi dụng nhất.
Theo ICTNews