Nhà khoa học Erich Karkoschka đến từ Đại học Arizona, Mỹ đã tính toán chính xác thời gian tự chuyển động trong vòng một tuần của hành tinh k...
Nhà khoa học Erich Karkoschka đến từ Đại học Arizona, Mỹ đã tính toán chính xác thời gian tự chuyển động trong vòng một tuần của hành tinh khí khổng lồ này là 15 giờ 57 phút 59 giây, đây cũng chính là thời gian một ngày trên Sao Hải Vương.
>> Phát hiện hành tinh giống trái đất.>> Sắp có hệ thống định vị cho phi thuyền.
>> Tàu tư nhân kết nối thành công với ISS.
>> Vệ tinh Vinasat-2 chính thức bay lên quỹ đạo.
Sao Hải Vương (Ảnh: internet) |
Không giống các hành tinh nham thạch khác trong Hệ Mặt Trời, các nhà thiên văn cho biết họ đã phát hiện ra những đặc điểm của Sao Hải Vương khi tính toán thời gian tự quay của hành tinh khí khổng lồ này.
Sao Thủy, Sao Kim và Sao Mộc về bản chất là chuyển động cố định quanh hành tinh nham thạch nhưng Sao Hải Vương thì khi tự quay, nó giống như một nham thạch loại nhỏ, xung quanh hạt nhân tồn tại chất lỏng quay tròn lắc lư và đảo lượn.
Đặc điểm của các hành tinh nham thạch có thể được lưu giữ và ghi lại trong các lớp nham thạch, nhưng với hành tinh khí khổng lồ này, đặc điểm hoạt động của nó có thể xuất hiện những thay đổi liên tục tại phần đỉnh của tầng khí quyển.
Các nhà khoa học nói rằng việc đo lường chính xác thời gian chu kỳ quay của các hành tinh chuyển động bên ngoài Hệ Mặt Trời như sao Hải Vương, sẽ giúp các nhà thiên văn học hiểu rõ hơn chất lượng của những hành tinh này được phân bố như thế nào, từ đó mở rộng thăm dò và nghiên cứu để có những hiểu biết nhiều hơn về thuộc tính của các hành tinh.
Theo Vietnam+