Đau đầu là triệu chứng của rất nhiều loại bệnh khác nhau. Ở phương diện cổ truyền, thường quy đau đầu vào hai loại là đau đầu do ngoại cảm, ...
Đau đầu là triệu chứng của rất nhiều loại bệnh khác nhau. Ở phương diện cổ truyền, thường quy đau đầu vào hai loại là đau đầu do ngoại cảm, và đau đầu ngoại thương.
Các thể bệnhY học cổ truyền xem đau đầu là do ngoại tà xâm nhập vào kinh lạc, dẫn lên đầu, khí thanh dương bị ngăn trở, hoặc do công năng của các tạng phủ bị mất điều hòa, khí huyết hư tổn làm cho não bị hư yếu, thường liên quan đến can, thận và tỳ. Ngoài ra, còn có thể do té ngã, chấn thương hoặc bệnh lâu ngày làm cho khí trệ, huyết ứ gây nên.
Và, thường gặp đau đầu do ngoại cảm và đau đầu do nội thương. Đau đầu do ngoại cảm gồm có các thể: thể phong hàn xảy ra sau khi bị cảm do gió lạnh, đau cả lưng và gáy; thể phong nhiệt có biểu hiện đầu đau căng tức, sốt, sợ gió, mắt đỏ, khát nước, nước tiểu vàng hoặc táo bón...; thể phong thấp biểu hiện đầu đau và nặng, tức ngực, ăn uống kém.
Còn đau đầu do nội thương cũng có các thể: thể can dương thịnh - biểu hiện đầu đau căng, chóng mặt, hoa mắt, bứt rứt, người hay cáu gắt, khó ngủ, ngủ hay giật mình...; thể đờm thịnh có biểu hiện: đau đầu, đầu căng tức, buồn nôn, nôn ra đờm, bụng trướng, ngực đầy tức; thể huyết ứ có triệu chứng: đau đầu thường khu trú cố định một chỗ, đau như dùi đâm, đau kéo dài...
Phép trị
Theo lương y Phạm Như Tá, mỗi thể bệnh thì dùng một phép trị khác nhau. Chẳng hạn: ở thể phong thấp gặp trong chứng đau đầu do ngoại cảm thì phép trị là "Khu phong trừ thấp", dùng bài khương hoạt thắng thấp thang gia giảm, có các vị: cảo bản 8g, độc hoạt, khương hoạt, mạn kinh tử, phòng phong (cùng 8g), xuyên khung, chích thảo (cùng 4g).
Còn ở thể can dương thịnh trong chứng đau đầu do nội thương, thì phép trị là "Bình can, tiềm dương, dưỡng âm", dùng bài thuốc "Thiên ma câu đằng ẩm gia giảm" có các vị: câu đằng 12g, dạ giao đằng, đỗ trọng, hoàng cầm (mỗi thứ 10g), ích mẫu, ngưu tất, phục thần, sơn chi, tang ký sinh (mỗi thứ 12g), thạch quyết minh 20g, thiên ma 8g.
Thể đờm thịnh thì phép trị "Hóa đờm, giáng nghịch", dùng bài "Bán hạ bạch truật thiên ma thang gia giảm" với các vị: bạch truật, phục linh (cùng 12g), bán hạ, trần bì, thiên ma (cùng 8g), cam thảo 4g. Thể huyết ứ thì phép trị là "Hoạt huyết hóa ứ", dùng bài "Đào hồng tứ vật thang gia giảm", gồm các vị: đương quy, sinh địa, xích thược, xuyên khung, (cùng 8g), hồng hoa 2g, táo nhân 12g.
Cách sắc (nấu) những bài thuốc trên như sau: nước thứ nhất cho các vị thuốc vào nồi cùng 4 chén nước, nấu còn lại 1 chén rồi cho nước thuốc ra; tiếp tục cho 3 chén nước vào các vị thuốc để nấu nước thứ hai, nấu còn lại nửa chén. Hòa hai nước lại rồi chia làm 3 lần để uống trong ngày.
Theo lương y Phạm Như Tá, mỗi thể bệnh thì dùng một phép trị khác nhau. Chẳng hạn: ở thể phong thấp gặp trong chứng đau đầu do ngoại cảm thì phép trị là "Khu phong trừ thấp", dùng bài khương hoạt thắng thấp thang gia giảm, có các vị: cảo bản 8g, độc hoạt, khương hoạt, mạn kinh tử, phòng phong (cùng 8g), xuyên khung, chích thảo (cùng 4g).
Còn ở thể can dương thịnh trong chứng đau đầu do nội thương, thì phép trị là "Bình can, tiềm dương, dưỡng âm", dùng bài thuốc "Thiên ma câu đằng ẩm gia giảm" có các vị: câu đằng 12g, dạ giao đằng, đỗ trọng, hoàng cầm (mỗi thứ 10g), ích mẫu, ngưu tất, phục thần, sơn chi, tang ký sinh (mỗi thứ 12g), thạch quyết minh 20g, thiên ma 8g.
Thể đờm thịnh thì phép trị "Hóa đờm, giáng nghịch", dùng bài "Bán hạ bạch truật thiên ma thang gia giảm" với các vị: bạch truật, phục linh (cùng 12g), bán hạ, trần bì, thiên ma (cùng 8g), cam thảo 4g. Thể huyết ứ thì phép trị là "Hoạt huyết hóa ứ", dùng bài "Đào hồng tứ vật thang gia giảm", gồm các vị: đương quy, sinh địa, xích thược, xuyên khung, (cùng 8g), hồng hoa 2g, táo nhân 12g.
Cách sắc (nấu) những bài thuốc trên như sau: nước thứ nhất cho các vị thuốc vào nồi cùng 4 chén nước, nấu còn lại 1 chén rồi cho nước thuốc ra; tiếp tục cho 3 chén nước vào các vị thuốc để nấu nước thứ hai, nấu còn lại nửa chén. Hòa hai nước lại rồi chia làm 3 lần để uống trong ngày.
Theo Thanh niên